In và Truyền Thông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Similar topics
    Tìm kiếm
     
     

    Display results as :
     


    Rechercher Advanced Search

    Latest topics
    » Tài liệu Gia công bề mặt
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeMon Oct 15, 2012 11:03 am by phuonglinh

    » Lich tap huan coi thi 2012
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeTue Jun 12, 2012 4:46 pm by Admin

    » Điểm giữa kỳ
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeWed May 23, 2012 9:09 pm by Admin

    » Tài liệu thầy Vũ đưa
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeSun May 13, 2012 8:49 pm by laytailieu

    » Bảng tính Excel cho BT CSTK nhà máy in
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeFri May 11, 2012 4:22 am by caominhhung1991

    » Tổng hợp BC CNGCsau in
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeMon May 07, 2012 5:12 pm by Admin

    » File bài học cô Giang cho ngày 28/04/2012
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeSat Apr 28, 2012 8:18 pm by Admin

    » Cách xác định định lượng giấy
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeTue Apr 24, 2012 6:46 pm by Admin

    » bài tập phần gấp
    Các thao tác chuẩn bị máy in I_icon_minitimeMon Apr 23, 2012 7:54 pm by Admin

    Affiliates
    free forum


    Các thao tác chuẩn bị máy in

    Go down

    Các thao tác chuẩn bị máy in Empty Các thao tác chuẩn bị máy in

    Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 11:03 am

    Các thao tác chuẩn bị máy in
    Trang 1[You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.]
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    Trách nhiệm của từng thành viên trong
    một nhóm thợ in phải khác nhau trong suốt quá trình chuẩn bị máy tuỳ
    theo công việc in cụ thể. Để việc chuẩn bị máy đạt hiệu quả cao thì các
    vật liệu in cho công việc in kế tiếp phải được chuẩn bị sẵn sàng đâu vào
    đó khi công việc in trước đó vừa kết thúc.
    Việc chuẩn bị chu
    đáo cho quá trình chuẩn bị máy nghĩa là phải có các vật liệu cần thiết
    tại các đơn vị in tại thời điểm cần thiết. Các bản in nên chuẩn bị sẵn
    sàng và kiểm tra trước, các tấm cao su phải được bố trí sắp đặt để khi
    cần có thể lấy ra và lắp trên ống cao su, chuẩn bị sẵn các tờ bọc lót đã
    được đo và cắt xén phù hợp để bọc các ống cao su. Giấy in, mực in và
    dung dịch làm ẩm cũng nên được kiểm tra lại và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu có
    nhu cầu cần thay đổi một màu in nào đó thì các chất tẩy rửa nên được
    chuẩn bị sẵn tại máy in.

    Để việc chuẩn bị máy in có hiệu quả là người thợ in phải nắm rõ công
    việc của mình và có sự phối hợp với nhau trong suốt quá trình in theo
    trách nhiệm đã được phân công. Trách nhiệm này thuộc về người trưởng
    máy, người phải biết cách tổ chức và giám sát đội ngũ của mình. Mỗi
    người thợ khi được tổ chức phân công tốt sẽ biết họ phải làm gì và làm
    điều đó vào lúc nào. Ví dụ, hai người thợ in có thể làm nhiệm vụ thay
    bản và tấm cao su, nhưng công việc chỉ hiệu quả khi một người thợ làm
    chính và một người phụ trên từng đơn vị in.
    Trong suốt quá trình chuẩn bị máy cần phải tốn một số tờ in để chạy thử,
    do đó không thể giảm các tờ in thử xuống tới mức thấp nhất để hoàn tất
    gấp rút việc chuẩn bị máy in. Và trong suốt quá trình chuẩn bị máy in,
    máy in được chạy ở vận tốc được thiết lập từ trước, ví dụ như khoảng
    6000 tờ/giờ. Khi bắt đầu in sản lượng thì vận tốc in sẽ được tăng lên
    tới vận tốc khoảng 2/3 tốc độ tối đa và tăng dần khi cần thiết, để đảm
    bảo cho máy có độ bền cao người ta chỉ chạy khoảng ¾ tốc độ tối đa.

    1. CÁC CÁCH CHUẨN Bị MÁY IN
    Quá trình chuẩn bị máy có thể được chia làm ba cách: chuẩn bị máy ở mức
    đơn giản, chuẩn bị máy cục bộ và chuẩn bị máy lại toàn bộ.
    Việc chuẩn bị máy đơn giản thường được thực hiện trên các máy in một màu
    dùng để in sách và các mẫu biểu. Công việc chỉ bao gồm việc thay bản,
    mực in còn lại trên máng; canh chỉnh lô máng mực và hệ thống làm ẩm;
    thay đổi khổ giấy …

    Việc chuẩn bị máy in cục bộ xảy ra trên các máy in một màu và hai màu
    dùng để in 4 màu. Sau khi in xong hai màu đầu tiên máy in được dừng lại
    và rửa sạch các hệ thống cấp mực; lắp các bản in mới lên; các tấm cao su
    và các tờ bọc ống có thể được giữ nguyên. Các tờ in ở bàn ra giấy được
    lấy ra và đưa vào bàn nạp giấy, các thông số về tay kê ở bàn nạp giấy
    hoặc ra giấy không cần phải thiết lập lại.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Sau khi rửa xong hệ thống cấp mực thì cho mực in mới lên máng mực và canh lại cho màu in mới.
    Cách thường được áp dụng nhiều nhất là chuẩn bị máy in một cách toàn bộ
    từ đầu đến cuối, bao gồm tất cả các bước cần thiết để bắt đầu cho một
    công việc in mới hoàn toàn. Tiến hành rửa máy toàn bộ đối với máy in một
    màu và hai màu; nếu in trên máy in 4 màu cũng sử dụng lại chính 4 màu
    in trước và không cần phải rửa hệ thống cấp mực tại các đơn vị in. Việc
    rửa máy hay rửa hệ thống cấp mực thường dựa vào công việc in trước đó.
    Bản in và các tờ bọc ống được thay đổi và tiến hành lau sạch bề mặt tấm
    cao su. Các thông số thiết lập cho bàn nạp giấy, các tay kê và bàn ra
    giấy thường được thay đổi.


    2. CÁC THAO TÁC TRONG CHUẩN Bị MÁY

    Các bước tiến hành trong quá trình chuẩn bị máy in thường phụ thuộc lớn
    vào các thông số thiết lập sẵn của những người vận hành máy in. Tuy
    nhiên, nên tuân thủ một qui trình chuẩn bị đã được thiết lập sẵn. Việc
    chuẩn bị máy in tốt sẽ giúp giảm thời gian dừng máy giữa chừng và tăng
    năng suất in. Bên cạnh đó cần phải áp dụng chế độ bảo trì thích hợp,
    kiểm tra chính xác các công đoạn trước in, kết hợp với việc giảm thời
    gian dừng do nhưng nguyên nhân khách quan khác như lỗi vật liệu hoặc lỗi
    do kế hoạch sản xuất.

    Có nhiều phương pháp làm giảm thời gian dừng máy in nhưng cách tốt nhất
    vẫn là phối hợp hiệu quả giữa các người thợ in trong cùng một ca. Cần
    phải xem việc chuẩn bị in giống như điểm dừng tiếp nhiên liệu của cuộc
    đua xe thể thao Công thức 1.

    Việc chuẩn bị máy bao gồm các bước sau:
    1. Đọc kỹ lệnh sản xuất.
    2. Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tương thích với yêu cầu không?
    3. Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
    4. Bọc ống và lắp các bản in
    5. Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
    6. Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
    7. Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
    8. Kiểm tra lại một lần nữa.
    9. In các tờ in thử
    10. Kiểm tra các tờ in thử
    11. Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lượng tờ in và màu sắc.
    12. Duy trì màu sắc ổn định.

    Từ bước 9 đến bước 11 cần được lặp đi lặp lại cho đến khi in được một tờ
    in có chất lượng mà khách hàng chấp nhận. Tờ in đó thường được gọi là
    tờ in chuẩn.
    Trước khi bắt đầu chuẩn bị cho lần chạy máy kế tiếp, giấy in của công
    việc in trước được lấy ra khỏi bàn ra giấy, các bản in được lấy ra và
    được cất giữ để có thể dùng đến sau này. Các tấm cao su bị hỏng thì cũng
    cần phải được thay mới. Nếu có thay màu in thì phải rửa lại hệ thống
    cấp mực và cũng có thể rửa luôn cả hệ thống làm ẩm.

    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 161
    Reputation : 1
    Join date : 28/09/2010

    https://invatruyenthong.forum-viet.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các thao tác chuẩn bị máy in Empty Re: Các thao tác chuẩn bị máy in

    Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 11:03 am

    2.1 Rửa hệ thống cấp mực.
    Bước đầu tiến trong việc rửa hệ thống cấp mực là lấy hết mực in không
    còn in ra khỏi máng mực. Người thợ in sẽ dùng một con dao mực cẩn thận
    lấy mực in ra khỏi máy. Nếu mực in đã để trên máng vài tiếng đồng hồ thì
    nên bỏ luôn. Lưu ý: sử dụng một con dao mực bằng nhựa plastic thay vì
    bằng kim loại khi lấy mực in ra khỏi máy trong hệ thống cấp mực tự
    động.Dùng bộ phận tự động rửa hệ thống cấp mực là cách nhanh nhất để lấy
    mực in ra khỏi lô. Khi rửa hệ thống mực, cần sử dụng các dung môi thích
    hợp. Thông thường, việc rửa hệ thống cấp mực còn sử dụng hai loại dung
    môi. Dung môi thứ nhất là dung môi hoà tan được với nước để loại bỏ các
    chất dơ, keo và các chất thay thế cồn, dung môi thứ hai dùng để rửa sạch
    dung môi thứ nhất, để không còn dung môi còn lại nào bám trên các lô
    mực. Nên chú ý đặc biệt đến hai đầu lô vì đây là nơi mực in sẽ tích tụ
    và đóng thành lớp trong suốt quá trình chạy máy. Chú ý: không được lau
    chùi hai đầu lô hay bất kỳ chỗ nào của hệ thống cấp mực bằng tay trong
    khi đang chạy máy. Nếu rửa thật sạch hệ thống cấp mực thì có thể dùng
    máng mực lúc trước in màu đen để in màu vàng mà không xảy ra vấn đề gì
    trong việc nhiễm mực in trước đó. Nhà sản xuất lô mực sẽ khuyến cáo sử
    dụng các dung dịch rửa lô thứ hai nào là phù hợp với sản phẩm của họ.
    Kiểm tra để đảm bảo rằng nhà sản xuất lô cung cấp một tờ ghi các dữ liệu
    an toàn cho vật liệu (MSDS) với mỗi dung dịch hoá chất được dùng; một
    tờ MSDS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng các hoá chất, xử
    lý pha hoá chất và lưu trữ.

    2.2 Rửa hệ thống làm ẩm.
    Thông thường, các dung môi mực không được sử dụng để chùi rửa hệ thống
    làm ẩm, tuy nhiên trên các hệ thống lô cồn mới ta có thể dùng dung môi
    này để lau các lô làm ẩm và rửa lại bằng cồn.
    Đối với hệ thống làm ẩm bằng nước dùng lô nỉ, các lô nỉ có khả năng thấm
    hút các dung môi mực nên phải được chùi rửa bằng các chất tẩy rửa thích
    hợp, sau đó được rửa sạch lại toàn bộ. Việc thay các lô nỉ làm mất rất
    nhiều thời gian mà người thợ in sẽ phải canh chỉnh lại. Các lô bị dơ có
    thể được giặt sạch và thay đổi trong suốt quá trình chạy máy. Các lớp
    phủ bọc ni phải được gắn vào một cách cẩn thận. Lớp nỷ bọc nên có độ
    chặt đồng đều dọc theo chiều dài lô và lớp bọc đều ở hai đầu lô phải hơi
    dư một chút, và khi xiết lại thì hai đầu lô phải phẳng đều không bị
    lỏng dây.
    Mỗi lần lấy một lô nào đó ra khỏi máy in thì khi lắp lại vào máy phải
    theo đúng hướng của hai đầu lô lúc lấy ra. Nếu đảo hai đầu lô sẽ làm tờ
    in bị cuộn tròn hay lớp phủ bằng ni sẽ bị trượt.

    2.3 Chuẩn bị bản in để cất giữ.
    Với một vài loại bản in, khi máy in dừng lại lâu hơn một vài phút thì
    cần phải được lau keo (ở phần này, cụm từ “keo” có liên quan đến chất
    tráng phủ - một phần đặc tính hoá học của bản in, có thể là gôm arabic
    hay một chất khác tương đương) nhà sản xuất bản in có thể khuyến cáo sử
    dụng các chất phù hợp cho việc lau chùi và bảo dưỡng bản in. Chỉ nên sử
    dụng chất phủ bản được nhà sản xuất khuyến cáo. Ví dụ: nếu dùng keo axít
    gốc nhựa đường (AGF) có thể gây ra hiện tượng mất phần tử in trên bản.
    Một lớp keo mỏng được sản xuất để phủ bề mặt bản in để chống lại sự oxi
    hoá có thể dẫn đến hiện tượng bắt mực tại những phần tử không in trên
    bản. Một bản in được lau keo sẽ dễ in nhanh hơn là bản in chưa được lau
    keo. Phủ keo để bảo vệ bản in trong khi vẫn còn gắn trên ống bản là việc
    làm khó khăn vì bị hạn chế không gian làm việc do đó cần phủ nhanh một
    lớp keo lên bản in còn đang được lắp trên ống bản, sau đó người thợ in
    có thể hoàn tất việc phủ keo cho bản in bằng cách đặt bản in lên trên
    một bàn làm việc lớn hơn và lau keo kỹ lại. Thông thường, một bản in đã
    lắp trên máy trước tiên sẽ được lau bằng một miếng bông đá đã được thấm
    ướt keo trong một dung dịch pha với nước. Sau đó toàn bộ bề mặt bản in
    nên lau đều bằng một miếng vải mềm đã được thấm ướt. Khi lau bản in bằng
    một lượng keo hợp lý thì sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử in trên bản
    vẫn còn đang dính mực. Khi lau keo quá nhiều thì keo sẽ dính vào phần
    tử in như một lớp phủ dày lên đó và trở nên không thấm hút dung môi và
    xảy ra hiện tượng mất phần tử in do lau keo quá nhiều. Khi để keo khô
    thành một lớp mỏng và đều thì bề mặt bản in được lau bằng một dung môi
    hoà tan để lột lớp mực ra khỏi phần tử in và dùng giấy phủ bản in lại để
    không bị trầy xướt.

    2.4 Chuẩn bị bài mẫu
    Bài mẫu, bản in, giấy và mực in cần được kiểm tra đối chiếu với kế hoạch
    sản xuất, nếu có bất kỳ sự khác biệt nào trưởng máy phải báo ngay cho
    bộ phận giám sát in. Thông thường việc kiểm tra này đuợc tiến hành trước
    khi kết thúc công việc in trước đó như là một phần của khâu chuẩn bị
    trước in.

    2.5 Xử lý cơ học việc vận chuyển tờ in
    Thiết lập các thông số cho việc vận hành tờ in là một quá trình mất
    nhiều thời gian. Nếu phải thay đổi độ dày và khổ giấy in thì tất cả các
    thông số thiết lập phải được chỉnh lại tuỳ theo từng công việc in. Một
    số máy in thế hệ mới có các thiết bị canh chỉnh tự động tờ in.
    Dưới đây là mô tả các bước thường được tiến hành trong việc canh chỉnh, vận hành tờ in trên máy in khi thay đổi giấy in.
    1. Đặt bàn nạp giấy và giấy in vào đúng vị trí trên máy.
    2. Canh chỉnh các bộ phận của đơn vị tách tờ in như thiết bị điều chỉnh
    độ cao chồng giấy, các miếng chặn mép giấy, các chổi lông tách giấy và
    các lưỡi gà, các đầu hút đuôi giấy, các đầu hút đá giấy và các đầu thổi
    khí.
    3. Canh chỉnh các bộ phận trên bàn xuống giấy: các lô đá giấy, bộ phận
    kiểm tra đúp giấy, các bộ phận vận chuyển tờ in đến các tay kê đầu như
    các lô dằn, các dây băng truyền và bánh xe chổi lông, các bộ phận hút
    chân không và các thiết bị kiểm tra sự xuống sớm hay xuống trễ của tờ
    in.
    4. Canh chỉnh các tay kê đầu và các tay kê hông.
    5. Thiết lập các nhíp bắt giấy và điểm dừng của ống ép. Nếu cấn thiết sẽ
    bù vào việc tờ in bị giãn ở đuôi giấy trên máy theo các sự chỉ dẫn của
    nhà sản xuất máy in.
    6. Thiết lập áp lực của ống ép phù hợp với độ dày của vật liệu in.
    7. Cho một tờ in đi qua máy để thiết lập các thanh vỗ, là các thiết bị hỗ trợ cho việc ra giấy và thời gian để mở miệng nhíp.
    Các bước này cần được lập đi lập lại đến khi tờ in đi qua máy một cách
    ổn định. Những canh chỉnh bổ sung thứ yếu cho tay kê hông và bàn nạp
    giấy cần thiết cho việc canh chồng màu sau này.

    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 161
    Reputation : 1
    Join date : 28/09/2010

    https://invatruyenthong.forum-viet.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các thao tác chuẩn bị máy in Empty Re: Các thao tác chuẩn bị máy in

    Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 11:03 am

    2.6 Lắp bản in
    Các bước để lắp bản in đều khác nhau, phụ thuộc vào khổ máy in và máy in
    có hay không có trang bị bộ phận lên bản tự động hoặc bán tự động.
    Trong nhiều trường hợp, người thợ in sẽ đưa bản in đưa cho một người
    khác đang đứng giữa các đơn vị in để lên bản. Không có nguyên tắc gì
    được áp dụng vì tất cả các người thợ in cần phải biết cách sử dụng an
    toàn trong khi điều khiển nhấp máy để lên bản in.

    Các thao tác cơ bản nên tuân thủ quy trình dưới đây:
    • Kiểm tra các yêu cầu của công việc in để lắp bản in phù hợp lên máy.
    • Kiểm tra độ chính xác của quá trình phơi bản và chất lượng bản in.
    • Đo độ dày bản in bằng thước Panme xác định độ dày và chuẩn bị các tờ
    bọc ống. nếu cần phải thay đổi công việc in thì yêu cầu có sự bọc ống
    cho phù hợp.
    • Kiểm tra làm sạch bề mặt ống bản và mặt sau của bản in. Điều chỉnh ống
    bản và nẹp bản để trả chúng về vị trí ban đầu hoặc về vị trí zero.
    • Lắp bản in và tờ bọc ống lên ống bản
    Các bước cơ bản của việc canh chỉnh bản in (bắn bản) như sau:
    • Nếu như trên máy in không có các thước canh hay các dấu định vị thì
    dùng một cây viết chì vạch một đường thẳng từ bản in đến thân của trục
    ống hay đến rãnh chia.
    • Xác định độ dịch của bản trên ống bản để tạo ra được vuông góc cho
    hình ảnh in với tờ in. Vẽ một nhóm dấu móc mới trên thân ống hoặc rãnh
    ống. Lưu ý: nếu lạm dụng việc bắn bản nhiều quá sẽ làm rách bản in.
    • Giảm áp lực xiết trên các chốt ở đuôi bản để bản in có thể tự kéo về phía cạnh đã được xác định.
    • Dùng các chốt bên hông ống bản để đẩy đuôi bản qua một bên với một
    khoảng cách bằng với độ dịch ống bản được thực hiện ở bước 3.
    • Xiết các chốt ở đầu bản để kéo bản in về phía của các dấu móc đã được vẽ.
    • Xiết chặt các chốt ở đuôi bản in.

    Có 3 điều này cần lưu ý khi lắp bản in là:
    • Sử dụng đúng loại giấy bọc ống và kiểm tra độ dày của vật liệu bọc ống.
    • Đảm bảo các ốc xiết căng bản phải đều lực và bản in phải áp sát lên ống bản.
    • Canh bản in theo các dấu và mốc định vị trên ống bản. Nếu cần thiết có
    thể định vị lại cho bản in đã được lắp trên máy. Nếu phần tử in không
    vuông góc với các cạnh tương ứng trên tờ in hoặc không chồng vào các màu
    in trước đó thì cần phải canh lại bản in. Việc canh lại vị trí bản in
    thì luôn luôn tốt hơn là việc điều chỉnh các tay kê đầu.

    Lên bản in tự động. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất máy in đã
    trang bị trên các máy in thiết bị lên bản tự động hoặc bán tự động. Việc
    sử dụng một cách chính xác thiết bị lên bản này có liên quan đến các
    mức độ tự động hoá khác nhau của các thiết bị, tuỳ thuộc vào các nhà sản
    xuất máy in. Do đó cần phải tham khảo sự hướng dẫn trong việc vận hành
    cụ thể từng thiết bị. Các bước cơ bản khi vận hành một hệ thống lên bản
    tự động là:
    • Người thợ in đưa các bản in mới lên hộp chứa.
    • Người thợ in xác định đơn vị in nào cần lắp bản mới và ấn nút bắt đầu quá trình lên bản.
    • Thanh chắn an toàn tự động mở ra và nẹp đuôi bản in được quay hướng về ống bản.
    • Nẹp bản mở ra, bản cũ được rút ra khỏi ống bản và đi vào khay chứa.
    • Bản in mới sẽ rời khay chứa được đưa vào vị trí thanh nẹp bản và được gắn lên ống bản.
    • Nẹp bản khép lại, thanh đưa bản trở về vị trí ban đầu và thanh chắn an toàn đóng lai.
    Không phải lúc nào cũng cần thay tấm cao su và tờ bọc ống trong quá
    trình chuẩn bị máy. Đối với công việc in 4 màu số lượng lớn va đòi hỏi
    chất lượng cao thì nên thay cao su khi phát hiện có tấm cao su đã bị
    hỏng, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc thay cao su mới.

    2.7 Chuẩn bị thay tấm cao su mới (nếu cần thiết)

    Tấm cao su bị dính mực in cần phải được lau sạch sẽ bề mặt để không còn
    bám mực. Nếu có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt tấm cao su thì phải thay tấm
    cao su khác.
    Dưới đây là các bước thay tấm cao su mới:
    • Sau khi lấy tấm cao su cũ ra, lau sạch bề mặt tấm cao su và các gờ ống.
    • Đưa phần đầu tấm cao su mới vào vị trí, lót tờ bọc ống đã được tính
    toán độ dày cần thiết bên dưới tấm cao su. Nhẹ nhàng đưa tờ bọc ống vào
    và định vị để không cho tờ bọc lót bị trượt trong khi chạy máy in.
    • Nhấp máy chầm chậm đến khi mép đuôi tấm cao su được lắp vào các thanh
    nẹp đuôi và được xếp lại. Trong khi nhấp máy phải đảm bảo giữ được độ
    căng bề mặt tấm cao su. Khoá chặt tấm cao su vào các thanh nẹp đuôi và
    sử dụng một khoá vặn để căng lại độ căng phù hợp cho tấm cao su.

    2.8 Chuẩn bị cho hệ thống làm ẩm

    Dưới đây là qui trình chuẩn bị hệ thống làm ẩm truyền thống trong suốt
    quá trình chuẩn bị máy. Tuỳ thuộc vào từng loại hệ thống làm ẩm mà có
    các bước chuẩn bị khác nhau:
    • Phủ lớp nỉ làm ẩm mới cho lô ẩm khi có yêu cầu.
    • Xác định, điều chỉnh áp lực của lô ẩm nếu cần thiết.
    • Chuẩn bị dung dịch làm ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
    • Xác định nồng độ pH, các đặc tính dẫn điện và nhiệt độ trong dung dịch
    làm ẩm; sau đó điều chỉnh dung dịch làm ẩm đến khi đạt được một nồng độ
    thích hợp. Các giá trị phù hợp cho độ pH và dẫn xuất trong dung dịch
    làm ẩm sẽ phụ thuộc vào bản in, giấy và mực in cụ thể cho từng công việc
    in. Nước được dùng để pha chế dung dịch làm ẩm phải có tác động đáng kể
    đến độ dẫn điện và nồng độ pH trong dung dịch.
    • Mở các máy bơm tuần hoàn dung dịch làm ẩm và đổ đầy dung dịch làm ẩm
    vào trong các máng chứa dung dịch hoặc trong các bồn chứa dung dịch tuần
    hoàn.
    • Điều chỉnh độ chấm của lô truyền trên máng nước để truyền lượng chất làm ẩm xuống lô sàng của hệ thống làm ẩm.
    • Thiết lập các thông số điều khiển cho lô máng nước và lô truyền trong
    quá trình in. (Đây chỉ là những thiết lập thông số ban đầu).
    Một hệ thống làm ẩm liên tục là một hệ thống đặc trưng cho việc làm ẩm
    bản có thể bao gồm các bước dưới đây. Tuy nhiên do việc chuẩn bị trên
    mỗi hệ thống làm ẩm giữa các nhà sản xuất cũng khác nhau nên phải tham
    khảo các chỉ dẫn của nhà sản xuất:
    • Thêm một lượng tối thiểu chất thay thế cồn hay cồn isopropyl để hệ
    thống làm ẩm hoạt động tốt hơn. Cho dung dịch làm ẩm vào thùng chứa dung
    dịch và cho các máy bơm tuần hoàn dung dịch hoạt động để bơm dung dịch
    lên máng. Kiểm tra nồng độ pH, tính dẫn điện và nhiệt độ.
    • Mở các mô tơ vận hành hệ thống làm ẩm. Kiểm tra độ ăn khớp chuyển động
    bánh răng của lô kim loại. Điều chỉnh sự hoạt động của mỗi hệ thống làm
    ẩm trên từng đơn vị về vận tốc bình thường.
    • Thiết lập các điều chỉnh sơ bộ cho lô kim loại. Chỉnh lô kim loại cho
    đến khi toàn bộ bề mặt của lô bằng crôm tiếp xúc với nhau. Xiết chặt các
    ốc chỉnh trên bánh răng và các cần chỉnh bên hông máy in đến khi không
    còn xuất hiện một lớp nước dày, sau đó xiết chặt các ốc chỉnh thêm một
    phần hai hay một phần tư nữa. Trục lô kim loại phải song song và thẳng
    hàng để cung cấp một lớp dung dịch làm ẩm đồng đều. Một vài lô kim loại
    có thể được chỉnh để thay đổi lượng cấp dung dịch làm ẩm, do đó cần phải
    tham khảo sự chỉ dẫn canh chỉnh các thông số ban đầu cho từng lô.
    • Thay đổi vận tốc của lô bằng crôm để điều chỉnh lượng dung dịch làm ẩm
    cung cấp lên trên bản in. Vận tốc của lô bằng crôm được thay đổi trong
    suốt quá trình in để bù trừ cho sự thay đổi nhiệt độ của lô, các sự biến
    đổi độ ẩm khác nhau, sự bay hơi của cồn và các vấn đề trong quá trình
    khô mực

    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 161
    Reputation : 1
    Join date : 28/09/2010

    https://invatruyenthong.forum-viet.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các thao tác chuẩn bị máy in Empty Re: Các thao tác chuẩn bị máy in

    Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 11:03 am

    2.9 Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực
    Việc cấp mực, bảo quản và thao tác vận hành cơ bản bao gồm các bước sau:
    • Kiểm tra phiếu sản xuất để chọn mực in cho phù hợp. Pha trộn mực in theo các thông số của khách hàng đưa ra nếu cần thiết.
    • Cấp mực lên máng và điều chỉnh lượng mực truyền xuống các lô chà mực
    từ lô máng mực đến lô chuyền. Khi lô chuyền mực tiếp xúc với lô máng mực
    thì lúc đó quay lô máng mực vài lần. Điều chỉnh các ốc chỉnh mực trên
    máng để tạo ra một lớp mực mỏng và đều trên lô chuyền.
    • Cấp mực cho các lô theo đường truyền mực bằng cách cho chạy máy và
    điều chỉnh bằng tay độ chấm của lô chuyền. Dựa vào phần tử in trên bản
    để xác định lượng mực in sẽ truyền lên tờ in và nhìn vào thang kiểm tra
    trên tờ in để điều chỉnh các vít chỉnh mực cho phù hợp.
    • Điều chỉnh vận tốc của lô máng mực sao cho lô chuyền khi tiếp xúc lấy
    được một lượng mực 50% trên lô máng mực. Ngày nay phần lớn các máy in
    offset được trang bị bàn điều khiển trung tâm từ xa. Nếu máy in cũng
    được trang bị một máy quét bản hay CIP 3 thì các giá trị được ghi nhận
    trực tiếp từ bản in sẽ được dùng để thiết lập cho các thông số trên vít
    chỉnh mực một cách tự động. Nếu máy in không có máy quét bản hay CIP 3
    thì đặt bản in lên trên bàn điều khiển trung tâm để ước tính sự cần
    thiết cho việc cấp mực tại mỗi điểm dọc theo bản in và thiết lập các
    thông số cấp mực thích hợp. Luôn giữ cho các vít chỉnh mực của mỗi phân
    đoạn trên dao gạt mực mở ra một ít ngay cả khi bản in không cần cấp mực
    tại vùng in đó. Một lượng mực cung cấp tối thiểu sẽ đóng vai trò như một
    chất bôi trơn cho lô máng mực. Sử dụng thứ tự in chồng màu nào nhiều
    nhất trên máy in nhiều màu còn tuỳ thuộc vào từng công việc được đưa ra
    cụ thể.

    2.10. Chuẩn bị giấy in thử

    Giấy in thử bao gồm cả giấy in trước đó và giấy chưa in. Tỷ lệ giữa các
    tờ chưa in và tờ in rồi thường là 1:5. Các tờ đã in phải được cắt theo
    đúng kích thước với tờ chưa in. Cứ mỗi 50 tờ in rồi ta chèn vào 10 tờ
    chưa in. Và xấp giấy in thử sau cùng phải có khoảng 100 tờ, số lượng in
    thử sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp khác nhau của khâu chuẩn bị in. Sau
    đó xấp giấy in thử sẽ đưa lên bàn nạp giấy.
    Sau khi qua các bước trên, người thợ in sẽ thử áp lực in. Việc tạo áp lực in bao gồm các bước cơ bản sau:
    • Chà nước lên bản in để loại bỏ chất keo và cho máy chạy ở tốc độ chậm.
    • Cho hệ thống làm ẩm hoạt động và kiểm tra lượng dung dịch làm ẩm chà lên bản có đều hay không.
    • Chỉnh các lô mực về chế độ tự động.
    • Bắt đầu cấp giấy. Cho máy ép in và tiếp tục in đến khi một tờ in thử
    đầu tiên xuất hiện trên bàn ra giấy. Kiểm tra độ chính xác của quá trình
    cấp giấy, truyền giấy và ra giấy.
    • Dừng cấp giấy cho máy in (máy in sẽ tự động nhả ép in) và ngưng việc làm ẩm bản.

    2.11 In các tờ in thử
    Các tờ in được kiểm tra trên bề mặt phẳng và hơi dốc. Theo tiêu chuẩn
    ANSI PH2.30-1989 về các điều kiện quan sát các ấn phẩm in màu, phim
    trong và phục chế quang cơ quy định ánh sáng của đèn chiếu trong phòng
    quan sát phải là 5000 độ K và bất kỳ bề mặt quan sát xung quanh trong
    phòng phải là màu xám trung tính (Munsell N8/). Việc trợ giúp cho các
    điều kiện quan sát bài mẫu do GATF đưa ra được trình bày rất chi tiết.
    Các tờ in thử được khảo sát theo các tiêu chí sau đây:
    - Vị trí hình ảnh và sự chồng màu trên tờ in.
    - Chất lượng của tờ in.
    - Cân bằng mực nước.
    - Màu sắc của tờ in

    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 161
    Reputation : 1
    Join date : 28/09/2010

    https://invatruyenthong.forum-viet.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các thao tác chuẩn bị máy in Empty Re: Các thao tác chuẩn bị máy in

    Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 11:03 am

    Điều quan tâm chính cho việc kiểm tra tờ in đầu tiên là tình trạng của
    hình ảnh được in vì hệ thống cấp mực và hệ thống làm ẩm chưa chắc đã đạt
    trạng thái cân bằng.

    Tờ in đầu tiên được kiểm tra về vị trí của phần tử in. Nếu chỉ có một
    màu xuất hiện trên tờ in này thì hình ảnh đã được định vị trên giấy in.
    Bảo đảm rằng hình ảnh phải đặt ở vị trí chính xác và vuông góc với cạnh
    của tờ in. Nếu vị trí của phần tử in bị lệch sang một bên thì điều chỉnh
    lại tay kê hông và vị trí của chồng giấy in. Nếu hình ảnh in bị lệch về
    phía trước hay cách xa cạnh bắt nhíp thì điều chỉnh ống bản một cách
    tương ứng. Nếu in trên máy nhiều màu, tất cả các màu in được in ra cùng
    một lúc trên tờ in thử đầu tiên phải được chồng khít lên nhau, giữa màu
    này với màu kia trên tờ in.

    Khảo sát các tờ in thử. Khi chỉ in một màu trên tờ in thử đầu tiên, sau
    đó in một hay nhiều màu in lên tờ in thử kế tiếp thì các màu in sau phải
    chồng khít vào màu đầu tiên. Tay kê hông có thể không cần điều chỉnh
    cách xa hơn để chỉnh chồng màu chính xác. Do đó, tất cả sự thay đổi vị
    trí được tạo ra do sự dịch chuyển các ống ép hay bản in nếu hình ảnh in
    ra không vuông góc với hình ảnh in khác trước đó. Có thể chuyển sự bọc
    ống từ ống bản sang ống cao su để chồng khít màu in nếu độ dài hình ảnh
    in bị thay đổi.

    Chất lượng của tờ in. Chất lượng của tờ in ngay sau các tờ in thử chưa
    chắc là chính xác. Hai khuyết điểm chính ảnh hưởng đến chất lượng tờ in
    có thể nhận ra từ các tờ in thử này, một là hiện tượng tờ in non mực là
    do việc cung cấp dung dịch làm ẩm quá nhiều hoặc cấp mực thiếu và hai là
    tờ in bị đẫm mực do cấp mực quá mức. Các vấn đề khác ảnh hưởng đến chất
    lượng tờ in bao gồm hiện tượng nhiễm mực và bít các hạt tram, hiện
    tượng tờ in xuất hiện các đốm mực nhỏ, các tờ in nổi hạt (sần), các tờ
    in bị dính vào các tấm cao su và các tờ in bị cong quá mức trên chồng
    giấy in ra. Hầu hết các vấn đề này đều do làm ẩm không đúng. Do đó,
    người thợ in phải nhận ra được nguyên nhân chính và điều chỉnh thích hợp
    cho hệ thống cấp và làm ẩm, trong khi đang cố gắng đạt được sự cân bằng
    mực nước ở tình trạng thấp nhất có thể được. Khi phần tử in không
    truyền chính xác từ tấm cao su lên giấy in do áp lực quá lớn giữa ống
    cao su và ống ép, cần phải kiểm tra và điều chỉnh lại áp lực cần thiết.

    Màu sắc của tờ in. Khi bắt đầu nhận được các bản in đạt chất lượng thì
    người thợ in phải điều chỉnh hệ thống cấp mực cho đến khi in no màu. Tờ
    in phải được quan sát dưới những điều kiện ánh sáng chuẩn (5000K). Bản
    in thử đã được ký bông kèm theo từng công việc in ấn sẽ giúp cho người
    thợ in dựa vào đó mà canh chỉnh hệ thống cấp mực. Một tờ in thử được đưa
    ra không phù hợp thì sẽ có khả năng không in được trên máy in offset.

    Tất cả các bài in nhiều màu nên có một thang kiểm tra màu in như thang
    kiểm tra cho 6 màu chồng mà GATF đề ra được in trên vùng được bố trí dọc
    theo đuôi của tờ in. Người thợ dùng một máy đo mật độ cầm tay hoặc một
    thiết bị quét kiểm tra mật độ để xác định mật độ của những ô in màu cơ
    bản tông nguyên. Các ô in tông nguyên có chồng hai và ba màu lên đó có
    thể được sử dụng để kiểm tra sự truyền mực của tờ in sau chồng lên màu
    in trước. Nhiều nhà in đã đặt ra cho mình một tiêu chuẩn về mật độ của
    màu mực in cơ bản như vàng: 0,95±0,05; đỏ cánh sen: 1,30±0,05; xanh
    cyan: 1,30±0,05 và đen: 1,60±0,10 khi in trên một loại giấy tráng phấn.
    (Các mật độ màu được xác định bằng một thiết bị đo mật độ không nên được
    áp dụng chung cho tất cả các máy in và cho tất cả các thông số trong
    việc canh chỉnh mực). Việc canh chỉnh mực dựa vào các giá trị đo mật độ
    mực để có thể canh chỉnh mực tốt và ổn định nhanh nhất khi chỉ cần một
    vài tờ in ban đầu trên máy. Khi máy in có thiết bị quét mật độ tờ in
    được kiểm soát bằng vi tính hoặc thiết bị quét bản thì mật độ tờ in
    nhanh chóng đạt đến mức ổn định hơn bởi vì các thiết bị này sẽ chỉ định
    ra lượng mực tương ứng cần thiết dọc theo tờ in.

    Do sự phân bố mực in dọc theo chiều ngang của tờ in có sự khác biệt nhau
    nên các vít chỉnh mực cũng được chỉnh cho phù hợp với lượng mực cần
    thiết. Ngoài ra, người thợ in phải mở các vít mực tại những phần tử in
    cần thêm mực và đóng lại tại những phần tử in cần ít mực. Một biểu đồ
    của việc cấp mực dọc theo tờ in sẽ có những điểm có toạ độ cao (cho biết
    những vùng in đó cần cấp nhiều mực) và những điểm có toạ độ thấp (cho
    biết những vùng in đó cần ít mực hơn hoặc không cấp mực tại đó như những
    khu vực không có phần tử in trên tờ in).

    Các vị trí đánh dấu tay kê hông. Một vị trí đánh dấu của tay kê hông gồm
    một loạt các đường kẻ thẳng theo chiều dọc và chiều ngang của cạnh bắt
    nhíp của tờ in khoảng 150 mm nhằm giúp cho người thợ in có thể đẩy các
    tờ in về vị trí cần thiết nếu tay kê hông hoạt động không chính xác, hay
    kéo quá nhiều quá hoặc ít quá. Nếu đường theo chiều dọc nằm theo cạnh
    của tờ in thì tay kê hông hoạt động chính xác. Nếu đường thẳng nằm vào
    trong mép giấy một chút thì tay kê kéo giấy hơi nhiều. Nếu đường thẳng
    bị mất hoàn toàn thì tay kê không kéo giấy chính xác.

    Đường thẳng theo chiều ngang của dấu kiểm tra ở tay kê hông cho phép
    người thợ in kiểm tra tính ổn định của bon chồng màu dạng hình tròn (từ
    cạnh bắt nhíp đến đuôi tờ in). Một đường thẳng nằm ngang tương tự được
    đặt vào vị trí đối diện bên kia của tờ in để theo dõi sự chồng màu từ
    cạnh bắt nhíp đến đuôi tờ in ở phía bên trên của tờ in. Bất kỳ một sự
    chồng màu không chính xác nào cũng có thể gây ra do các tờ in nảy lên
    khỏi các tay kê đầu, sẽ được thấy như một đường bị răng cưa.

    Thông thường, dấu kiểm tra của một tay kê hông được gắn vào thêm cho bản
    in trong quá trình ghi bản. Tuy nhiên nếu thấy cần thiết, người thợ in
    có thể kẻ thêm một dấu kiểm tra cho tay kê hông trên bản in sau khi hoàn
    tất việc chuẩn bị máy.

    GATF đã đưa ra một chuẩn cho việc đánh dấu kiểm tra của tay kê hông
    trong các dấu kiểm tra dùng để kiểm soát hình ảnh in, nó có dạng như một
    miếng phim âm hay một miếng phim dương.

    Dấu kiểm tra là một đường thẳng dọc dài 22mm và một đường thẳng nằm
    ngang dài 5mm. Trong quá trình bình phim, dấu kiểm tra này được gắn lên
    hàng ngang cùng với dấu định vị chính (các điểm mốc của tờ in) sao cho
    các dấu này được đặt ở mép cạnh của tờ in và sau đó đem đi phơi bản.
    Trong suốt quá trình chuẩn bị máy, người thợ in phải điều chỉnh tay kê
    hông cho đến khi dấu kiểm tra theo chiều dọc đặt ở vị trí trên mép của
    tờ in một nửa của dấu kiểm tra này bị lọt ra ngoài. Khi vỗ một vài tờ in
    trên một mặt phẳng vuông góc và tiếp sau là tách các tờ in ra người thợ
    in sẽ xác định xem tay kê hông đã hoạt động chính xác chưa.
    Nếu trên bản in có một dấu kiểm tra bên tay kê hông thì có thể vẽ lên
    trên bản in. Qui trình dươi đây cho phép đặt dấu kiểm tra đó lên bản in:
    • Sau khi hình ảnh được in đúng vị trí trên tờ in (là lúc hoàn tất khâu
    chuẩn bị máy), cấp thêm một chút mực in vào các cạnh bên hông của tờ
    giấy và cách xa cạnh bắt nhíp khoảng 150 mm, đây là khoảng cách phù hợp
    thường được dùng để đặt dấu kiểm tra cho tay kê hông vì có sự tương đồng
    vị trí với các tay kê đầu.
    • Đặt các tờ in đã được chà mực lên bàn nạp giấy và đặt 6 tờ giấy lên
    trên tờ in đó. Khoá tất cả hệ thống làm ẩm và các lô chà mực lại.
    • Cho chạy 10 tờ in qua máy khi có áp lực in. Các dấu kiểm tra được thoa
    một lớp mực sẽ truyền từ tờ in lên cao su và sau đó lên bản in tại vị
    trí định vị chính xác.
    • Đặt một thước thẳng bằng plastic lên trên các dấu kiểm tra được thoa
    mực lên trên bản in, vạch một đường dọc và một đường nằm ngang trên tay
    kê hông của tờ in và một đường nằm ngang khác ở cạnh phía còn lại.
    Một cách khác cũng thường được sử dụng để đặt dấu kiểm tra lên bản in là:
    • Sau khi hình ảnh được in ở đúng vị trí (nghĩa là kết thúc quá trình
    chuẩn bị máy), cắt một miếng chêm hình tròn trên mỗi cạnh bên của tờ in
    cách xa cạnh bắt nhíp khoảng 150 mm. Miếng chêm phải đủ lớn để có thể
    chứa trong đó khoảng 2,54 cm phần tử in để miếng chêm dễ dàng định vị tờ
    in lên bản in hơn.
    • Nhấp máy in đến khi phần tử in trên bản xuất hiện. Đánh dấu tờ in ở bước 1 tại điểm định vị lên trên bản in.
    • Đặt một thước thẳng bằng plastic lên các cạnh của tờ in đã được đánh
    dấu, kẻ một đường dọc và một đường nằm ngang lên trên cạnh bên của tờ
    giấy và kẻ một đường nằm ngang khác trên cạnh còn lại.

    Ngô Anh Tuấn
    Hiệp Hội In
    Tạp chí In & Truyền Thông số 12 tháng 10/2010

    Admin
    Admin

    Tổng số bài gửi : 161
    Reputation : 1
    Join date : 28/09/2010

    https://invatruyenthong.forum-viet.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các thao tác chuẩn bị máy in Empty Re: Các thao tác chuẩn bị máy in

    Bài gửi by Sponsored content


    Sponsored content


    Về Đầu Trang Go down

    Về Đầu Trang

    - Similar topics

     
    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết