In và Truyền Thông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Tài liệu Gia công bề mặt
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeMon Oct 15, 2012 11:03 am by phuonglinh

» Lich tap huan coi thi 2012
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeTue Jun 12, 2012 4:46 pm by Admin

» Điểm giữa kỳ
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeWed May 23, 2012 9:09 pm by Admin

» Tài liệu thầy Vũ đưa
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeSun May 13, 2012 8:49 pm by laytailieu

» Bảng tính Excel cho BT CSTK nhà máy in
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeFri May 11, 2012 4:22 am by caominhhung1991

» Tổng hợp BC CNGCsau in
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeMon May 07, 2012 5:12 pm by Admin

» File bài học cô Giang cho ngày 28/04/2012
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeSat Apr 28, 2012 8:18 pm by Admin

» Cách xác định định lượng giấy
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeTue Apr 24, 2012 6:46 pm by Admin

» bài tập phần gấp
Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT I_icon_minitimeMon Apr 23, 2012 7:54 pm by Admin

Affiliates
free forum


Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT

Go down

Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT Empty Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT

Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 4:39 pm

Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT


[You must be registered and logged in to see this image.]
Kỹ thuật dùng các diode đơn lẻ có các
hạn chế về tốc độ nên giải pháp tăng số lượng tia ghi cùng lúc là giải
pháp được lựa chọn ngày hôm nay. Đại diện cho các giải pháp này là các
đầu ghi GLV,đầu ghi của Creo (Kodak) và IDS laser của Heidelberg.
Ngoại
trừ IDS của Heidelberg dựa trên một công nghệ hoàn toàn mới thì các đầu
ghi GLV và của Creo có nguyên tắc hoạt động tương tự chỉ khác cơ chế
on-off laser. Sử dụng GLV (Grading Light Valve) có hai hãng là Agfa và
Screen, sử dụng MOEMS (Micro-Opto-Electro-Mechanical Sys-tems) có
Creo-Kodak. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm
của từng kỹ thuật và sự khác biệt khi các hãng sản xuất máy ghi bản áp
dụng vào thiết kế của mình.

NGUYÊN LÝ CHUNG
Các hệ thống ghi bản nhiều tia (multibeams) đều sử dụng một hay hai mảng diode hồng ngoại năng lượng
cao 40W-50W bao gồm nhiều diode gộp lại (19 - 23diode). Chùm tia laser
được hướng tới bộ phận kênh tách thành nhiều tia, phổ biến hiện nay là
512 tia, các máy của Creo-Kodak có thể có số tia thấp hơn 240 - 512 tia.
Các tia laser tiếp tục được hướng tới bộ phận on-off laser light valve
của CreoKodak hay GLV trước khi qua hệ thống thấu kính hội tụ chiếu lên
bản kẽm.

Các cấu trúc như vậy có một ưu điểm là tốc độ ghi bản có thể đạt rất cao
trong khi tốc độ vòng quay của trống thấp dưới 300 rpm. Không cần có
thiết bị cân bằng động cũng như máy hoạt động ổn định hơn. Tốc độ tối đa
ngày nay có thể đạt được là 48 bản/giờ với máy của Luescher. Một câu
hỏi luôn được đặt ra đối với các thiết bị ghi bản nhiệt là nếu 1 diode
hỏng thì chuyện gì xảy ra?

Đối với các máy của CreoKodak thì các diode liên kế sẽ tăng công xuất để
bù và máy hoạt động tiếp tục với tốc độ thấp hơn. Nếu diode thứ 3 hư
thì phải thay.thế toàn bộ đầu ghi. Đối với máy của Screen PTR 8800 thì
đầu ghi được thiết kế với hai nguồn laser độc lập nếu một trong hai
nguồn có diode hư thì máy tắt nguồn đó và chỉ sử dụng nguồn còn lại. Tốc
độ ghi giảm xuống. Theo các thông tin của Screen thì nguồn laser có thể
được thay thế độc lập mà không thay thế cả đầu ghi.

[You must be registered and logged in to see this image.]

GLV SỰ THẬT VÀ HUYỀN THOẠI
GLV là một kỹ thuật do Silicon light machines phát triển từ 1997
([You must be registered and logged in to see this link.] phục vụ việc hiền thị độ phân giải cao ứng dụng
trong truyền hình hay quảng cáo. Kỹ thuật này được Agfa và Screen ứng
dụng vào ghi bản laser nhiệt từ năm 2004. Về bản chất nó cũng chỉ là một
trong nhiều kỹ thuật để on-off laser, CreoKodak thật ra là người quan
tâm kỹ thuật này đầu tiên nhưng quyết định không đi theo hướng này vì
nhiều lý do. Tại Việt Nam các máy ghi dùng GLV được quảng cáo như một kỹ
thuật tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu
nó là cái gì.

GLV là một linh kiện trên đó có bố trí các dải siêu mảnh (micro-ribbon)
song song với nhau. GLV dùng cho ghi bản nhiệt có 6528 dải chia thành
1088 pixel mỗi pixel 3 cặp active và inactive. (nguyên thuỷ cho HDTV cần
1080 pixel). Bề mặt của các dải này đóng vai trò như các gương phản
chiếu. Ở vị trí song song nó phản chiếu ánh sáng và ở vị trí lõm xuống
nó tán xạ ánh sáng (Dif-fraction) như vậy tia sáng laser có thể được
on-off tuỳ theo ghi hay không ghi. Đó là một cách giải thích rất sơ lược
về nguyên lý hoạt động, nhưng GLV có ưu điểm gì so với các MOEMS khác?
Đó chính là tốc độ chuyển mạch (trạng thái reflect hay diffraction) rất
nhanh. Một điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao tốc độ ghi bản. Tốc độ
ghi cao sẽ phải trả giá bằng chất lượng điểm ghi được đánh giá dựa trên
spot size nhỏ nhất và độ ổn định của tia laser. Nếu chúng ta để ý thì
sẽ thấy Agfa có hai model máy dùng GLV là Avalon LF thông thường và
Avalon LF Elite. Với LF thông thường chúng ta chỉ ghi được tram tối đa
200 lpi nhưng với Elite thì tram tối đa là 340 lpi với sublima. Điểm
khác biệt trong cấu trúc của Agfa là các ribbon của GLV được chia thành
mấy cặp. Đối với Screen thì khi ghi Spekta ta phải bật chế độ fine mode
trong trình điều khiển và khi đó tốc độ ghi còn một nửa !? Đặc điểm
chung của các đầu ghi GLV là chất lượng ghi tram FM thấp.

[You must be registered and logged in to see this image.]

ĐẦU GHI SQUARESPOT CỦA CREOKODAK
Điểm ghi của laser vuông? điều này mâu thuẫn với các quy tắc vật lý vì
ánh sáng chiếu xuống điểm sẽ có hình tròn hay hình elipse. Vậy làm cách
nào CreoKodak tạo ra được spot hình vuông ? Cách giải quyết của Creo rất
hay và sáng tạo đó là sử dụng độ phân giải bất đối xứng. Đầu ghi
SquareSpot có độ phân giải 10.000x 2400 dpi với spot size 2.5 x10
micron. Một điểm ghi của SquareSpot như vậy bao gồm 4 điểm ghi liền kế
và tạo ra một spot gần như vuông. Cách ghi này có ưu điểm là tram rất
sắc nét, độ ổn định cao. CreoKodak là nhà sản xuất duy nhất hiện nay có
thể ghi tram FM 10 micron với đầu ghi SquareSpot mặc dù việc ứng dụng
tram FM 10 micron còn là một dấu hỏi lớn. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề
tram FM trong một dịp khác. CreoKodak trong thời gian gần đây cũng chạy
theo phong trào tăng tốc độ máy ghi và khi đó chấp nhận hy sinh chất
lượng. Hiện tại trên thị trường dòng máy Trendsetter luôn có hai model
là dùng đầu ghi SquareSpot hay đầu ghi thường. Giá thành máy ghi với đầu
ghi thường thấp hơn so với đầu ghi SquareSpot. Các dòng máy Magnus mới
của CreoKodak cũng vậy, với hai model có và không có SquareSpot

[You must be registered and logged in to see this image.]

AUTOFOCUS
Ánh sáng của laser nhiệt có bước sóng trong vùng hồng ngoại 830 nm, việc
lấy nét, chỉnh độ hội tụ focus của tia sáng có bước sóng dài là một
công nghệ phức tạp, Hei-delberg, Agfa, CreoKodak hiện thực được
autofocus trên các đầu ghi của mình và điều này đem lại thuận tiện cho
người sử dụng khi mà các bản kẽm có thể có bụi, bề mặt không tuyệt đối
phẳng, máy vẫn ghi và cho chất lượng hình ảnh bảo đảm chất lượng. Khác
với các đầu ghi của Screen với focus cố định nhiều khi các vùng out of
focus trên bản kẽm chỉ được phát hiện khi đã đem lên máy in. Đầu ghi GLV
trên các dòng máy PTR 8800 cũng chỉ có focus cố định.
Autofocus của Agfa

[You must be registered and logged in to see this image.]


Trang 1

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 161
Reputation : 1
Join date : 28/09/2010

https://invatruyenthong.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT Empty Re: Kỹ thuật ghi bản trực tiếp từ máy tính - CtP - Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV hay SQUARESPOT

Bài gửi by Admin Tue Nov 29, 2011 4:39 pm

LÀM LẠNH LASER
Các đầu ghi GLV và của CreoKodak có nguồn sáng laser công suất cao và
hoạt động liên tục ngay khi bật máy ghi dù có ghi bản hay không, lượng
nhiệt sinh ra cần phải được giải nhiệt. Chính vì thế các đầu ghi này cần
có một bộ phận làm lạnh giữ cho nhiệt độ của nguồn laser và đầu ghi ổn
định trong một khoảng xác định. Việc làm lạnh và giải nhiệt cho đầu ghi
laser hoàn toàn khác biệt với việc làm lạnh và giữ ổn định nhiệt độ của
trống ghi bản với mục đích khác là tạo môi trường ghi bản đồng nhất nâng
cao độ chính xác chồng màu. Việc giải nhiệt và giữ ổn định môi trường
làm việc của laser là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới tuổi thọ của
đầu ghi đặc biệt là các đầu ghi GLV. Các đầu ghi khác có khoảng làm việc
từ 21oC tới 29 hay 30oC.

[You must be registered and logged in to see this image.]

TỐC ĐỘ GHI BẢN
Tốc độ ghi bản ngày nay đã có thể đạt mức 50 bản/giờ nhưng khi đó xuất
hiện câu hỏi về nhu cầu thật sự của tốc độ ghi và làm cách nào để có thể
đạt được tốc độ đó trong sản xuất thực tế. Chúng ta hãy lấy một ví dụ
máy PTR 8800Z có tốc độ ghi bản 43 bản/giờ: Đó là tốc độ ghi của máy và
máy có thể đạt được chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của bản. Vấn đề không đồng
bộ ở đây chính là máy hiện bản. Để tiết kiệm , ở Việt nam chúng ta
thường đầu tư máy hiện khổ 85 cm hiện bản theo chiều dọc. Với bản Kodak
chúng ta cần trên dưới 2 phút để hiện bản khổ 79x103 vậy tối đa máy hiện
này chỉ đáp ứng 30 bản/giờ. Nếu nối on-line với máy ghi

thì khi máy hiện chưa báo ready thì máy ghi không thể đẩy bản đã ghi ra
và nạp bản mới được. Tốc độ 43 bản giờ không bao giờ đạt được do máy
hiện. Với một máy tốc độ cao như máy PTR 8800Z chúng ta cần có 2 máy
hiện bản chạy song song nếu muốn thật sự đạt 43 bản giờ. Một yếu tố khác
nữa là dữ liệu ghi bản. Nếu nối trực tiếp RIP với máy ghi bản thì không
bao giờ có thể đạt được tốc độ tối đa vì một điều rất dễ hiểu là cần có
thời gian tạo preview, preflight, bình trang, rip vv. Máy không thể ghi
liên tục. Với một máy ghi tốc độ cao như thế chúng ta sẽ phải tách RIP
ra khỏi máy ghi và dùng nhiều RIP off-line để cung cấp dữ liệu tiff-b
cho máy ghi

[You must be registered and logged in to see this image.]

KẾT LUẬN

Máy ghi nào cũng làm tốt công việc của mình là ghi bản kẽm, điều chúng
ta cần quan tâm là sự hiểu biết về nguyên lý hoạt động, các yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng. Chính bằng sự hiểu biết chúng ta sẽ khai thác tối
đa tính năng của máy và tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Một điều quan
trọng nữa là đầu ghi hay laser chỉ là một bộ phận trong hàng ngàn bộ
phận cấu thành nên máy ghi. Các bộ phận khác hư hỏng cũng dẫn đến chi
phí lớn và ngưng trệ sản xuất. Chế độ bảo hành và sự ổn định của máy ghi
trong vận hành là một tiêu chí quan trọng nhất khi đầu tư thiết bị.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Tạp chí In & Truyền Thông số 07/2010

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 161
Reputation : 1
Join date : 28/09/2010

https://invatruyenthong.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết